Thuật ngữ pháp lý
Đang xem kết quả 141 đến 160 trong tổng số 9.960 thuật ngữ
BIÊN BẢN THUẬN TÌNH LY HÔN
Văn bản ghi lại việc tòa án hòa giải đoàn tụ không thành, sự tự nguyện thỏa thuận xin ly hôn, phân chia tài sản và nuôi con của các đương sự.
Biên bản thuận tình ly hôn được tòa án lập trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, tòa án hòa giải đoàn tụ không thành, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung và nuôi con và sự thỏa thuận đó không trái pháp luật. Biên bản thuận tình ly hôn là cơ sở để tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Biên bản thuận tình ly hôn được tòa án lập như nội dung biên bản hòa giải vụ án dân sự (Xt. Biên bản hòa giải vụ án dân sự), trong đó ghi rõ sự thỏa thuận của các đương sự về việc tự nguyện ly hôn, phân chia tài sản và nuôi con... Biên bản thuận tình ly hôn là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của đương sự.
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng.
Việc lập (ghi) biên bản do người có thẩm quyền thực hiện để làm căn cứ xem xét, quyết định hoặc để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý. Một số trường hợp, do pháp luật quy định, biên bản phải có thèm chữ ký của một số người liên quan như người làm chứng, người có mặt tại hiện trường, các bên tham gia hoạt động đó. Biên bản vi phạm hành chính là tài liệu cần phải có trong thủ tục, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính). Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính.
Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Biên bản về vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải cùng ký vào từng tờ biên bản sau khi được nghe đọc lại. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản vi phạm hành chính.
BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Ranh giới xác định lãnh thổ của quốc gia.
Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất.
Trong các bộ phận biên giới quốc gia, biên giới quốc gia trên bộ xuất hiện sớm nhất và cũng có lịch sử phức tạp nhất. Phụ thuộc vào vị trí địa lý của các bộ phận lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia có thể được xác định thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế hoặc do pháp luật quốc gia quy định như ở những nơi mà các vùng biển của quốc gia hoàn toàn độc lập, biên giới trên biển sẽ do chính quốc gia đó xác định trong văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với Công ước luật biển năm 1982, nhưng khi các vùng biển đó có sự chồng lấn hoặc đan xen với các vùng biển của quốc gia khác thì việc xác định biên giới biển sẽ do các bên thỏa thuận thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế.
Điều 1 Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam quy định: "Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
BIÊN PHÒNG
Bảo vệ vùng biên giới của Tổ quốc, góp phần giữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó nòng cốt là bộ đội biên phòng. Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
Hiện nay, lực lượng biên phòng làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người, phương tiện qua lại các cửa khẩu đường bộ, đường biển và đường hàng không (trừ sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất do lực lượng công an cửa khẩu phụ trách). Ở những vùng biên giới đất liền, hải đảo đảo chưa có tổ chức hải quan thì lực lượng biên phòng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu.
BIỂN CẢ
Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đểu ghi nhận chế độ pháp lý đặc thù của biển cả là chế độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Quyền tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kỳ. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
BIỂN CÔNG
Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đểu ghi nhận chế độ pháp lý đặc thù của biển cả là chế độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Quyền tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kỳ. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
BIỂN ĐÓNG VÀ NỬA ĐÓNG
Là một vịnh, một vũng hoặc một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.
Biển kín và nửa kín nếu nằm trọn trong lãnh thổ của một quốc gia (Ví dụ: Biển Aral của Uzbekistan, Biển Trắng thuộc Liên bang Nga...) thì biển đó cấu thành bộ phận của lãnh thổ quốc gia đó. Nhưng nếu bờ biển kín và nửa kín này lại thuộc hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau và nếu giữa các quốc gia này không có một điều ước quốc tế đặc biệt về quản lý và sử dụng biển đó, thì có thể phát sinh nhiều tranh chấp pháp lý quốc tế giữa các quốc gia có cùng bờ biển. Lịch sử luật biển quốc tế cho thấy không ít giải pháp pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này. Ví dụ, biển Caspi, trước đây thuộc Nga và Iran, năm 1813 giữa hai nước này đã ký Hiệp định Hulistan, sau đó vào 1828 kí Hiệp định Turemanche cho phép Nga vĩnh viễn có quyền đặc biệt duy trì hạm đội của mình tại đó và chịu quyền tài phán của Nga, cho đến khi biển này vẫn thuộc hai nước. Đến năm 1935 Liên Xô và Iran đã ký lại Hiệp định Matxcơva, theo đó hai nước có thương quyền hàng hải bình đẳng trong biển Caspi với những hạn chế nhất định cho tàu chiến. Sau khi Liên Xô tan rã, biển Caspi lại thuộc Nga, Tuôcmênixtan, Kazăcxtan. Azerbaijan. Biển Đen (Hắc Hải) là một trường hợp khá đặc biệt. Do biển này có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quân sự quan trọng đối với nhiều nước nên từ lâu nó đã trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia ven bờ. Trước khi ký hiệp định Kuchuk - Kinargin 1774, biển Đen hoàn toàn thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani và Bungari. Ngày nay, biển Đen thuộc Nga, Ucraina, Rumani, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia. Theo Hiệp định Pari 1856, Biển Đen được tuyên bố là biển mở và tự do hàng hải cho mọi thương thuyền. Chì có Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được duy trì một số tàu chiến loại nhỏ ở đây. Theo Hiệp định Berlin 1878 biển Đen được mở cho giao lưu hàng hải thương thuyền của tất cả các nước với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm hoặc cho phép tàu chiến nước khác qua lại vô hại qua cửa hẹp Bospho và Dardanel Bé. Trong giai đoạn hiện nay, chế độ pháp lý của Biển Đen được khẳng định trong công ước Montreal 1936, theo đó Biển Đen được mở cho giao lưu hàng hải thương thuyền của tất cả các nước với điều kiện hạn chế qua tại vô hại của tàu chiến các nước không có chung Biển Đen.
Đối với biển Bantich, theo "điều mật" của Thỏa thuận năm 1800 giữa Đan Mạch, Na Uy và Nga thì biển Baltic bị tuyên bố là “biển đóng vĩnh viễn", tuy vậy, trong thời bình tất cả các nước có quyền hàng hải thương thuyền. Đến năm 1857 các nước đã kí với nhau thỏa ước về biển Baltic (Thỏa ước Pari), theo đó Đan Mạch buộc phải không được gây cản trở hoặc bắt giữ tàu thuyền các nước dưới bất cứ lý do nào khi các tàu thuyền đó qua lại cửa Gede và Belta, biển Baltic được mở tự do cho mọi tàu thuyền các nước.
Vấn đề biển kín và nửa kín đã được thảo luận tại các hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển. Tại hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về luật biển (1973 - 1982), vấn đề biển kín và nửa kín đã được thảo luận sôi nổi xoay quanh hai nhóm vấn đề: đó là định nghĩa và sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín và nửa kín. Thông qua nhiều cuộc thương lượng, Hội nghị đã đạt được thỏa hiệp về định nghĩa biển kín và nửa kín tại Điều 122 Công ước năm 1982 về luật biển như sau: “đó là một vịnh, một vũng hoặc một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hoặc với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành". Như vậy, định nghĩa này của Công ước năm 1982 về luật biển vừa dựa trên tiêu chuẩn địa lý, vừa kết hợp với tiêu chuẩn pháp lý về lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế để định nghĩa các loại biển đó. Rõ ràng, định nghĩa này rất rộng, người ta có thể đưa vào đó nhiều biển khác nhau, như biển Baltic, Địa Trung Hải, Biển Đen... và cả Biển Đông của các nước Đông Nam Á chúng ta.
Về sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín và nửa kín, hội nghị đã đạt được thỏa hiệp như sau:
”a. Các quốc gia ven bờ biển kín và nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước năm 1982 về luật biển. Vì mục đích đó, các quốc gia này cố gắng phối hợp trực tiếp hoặc qua trung gian của một tổ chức khu vực thích hợp để quản lý, bảo tổn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật biển.
b. Sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
c. Thực hiện chính sách nghiên cứu khoa học của họ, và nếu có thể thì thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học chung trong khu vực được xem xét.
d. Mời các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế hữu quan hợp tác với họ trong việc thực hiện điều khoản này nếu có thể làm được như vậy”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Biển kín và nửa kín” được thể hiện trong các sách, báo khoa học pháp lý dưới các tên gọi rất khác nhau như có thể được gọi là “Biển nội địa" hay “Biển đóng và nửa đóng”, đặc biệt, trong bản dịch “Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982” của tập thể tác giả Lê Minh Nghĩa, Vũ Phi Hoàng, Viễn Đông và Trần Công Trục đã thống nhất gọi là “biển kín hay nửa kín".
BIỂN KÍN VÀ NỬA KÍN
Là một vịnh, một vũng hoặc một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.
Biển kín và nửa kín nếu nằm trọn trong lãnh thổ của một quốc gia (Ví dụ: Biển Aral của Uzbekistan, Biển Trắng thuộc Liên bang Nga...) thì biển đó cấu thành bộ phận của lãnh thổ quốc gia đó. Nhưng nếu bờ biển kín và nửa kín này lại thuộc hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau và nếu giữa các quốc gia này không có một điều ước quốc tế đặc biệt về quản lý và sử dụng biển đó, thì có thể phát sinh nhiều tranh chấp pháp lý quốc tế giữa các quốc gia có cùng bờ biển. Lịch sử luật biển quốc tế cho thấy không ít giải pháp pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này. Ví dụ, biển Caspi, trước đây thuộc Nga và Iran, năm 1813 giữa hai nước này đã ký Hiệp định Hulistan, sau đó vào 1828 kí Hiệp định Turemanche cho phép Nga vĩnh viễn có quyền đặc biệt duy trì hạm đội của mình tại đó và chịu quyền tài phán của Nga, cho đến khi biển này vẫn thuộc hai nước. Đến năm 1935 Liên Xô và Iran đã ký lại Hiệp định Matxcơva, theo đó hai nước có thương quyền hàng hải bình đẳng trong biển Caspi với những hạn chế nhất định cho tàu chiến. Sau khi Liên Xô tan rã, biển Caspi lại thuộc Nga, Tuôcmênixtan, Kazăcxtan. Azerbaijan. Biển Đen (Hắc Hải) là một trường hợp khá đặc biệt. Do biển này có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quân sự quan trọng đối với nhiều nước nên từ lâu nó đã trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia ven bờ. Trước khi ký hiệp định Kuchuk - Kinargin 1774, biển Đen hoàn toàn thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani và Bungari. Ngày nay, biển Đen thuộc Nga, Ucraina, Rumani, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia. Theo Hiệp định Pari 1856, Biển Đen được tuyên bố là biển mở và tự do hàng hải cho mọi thương thuyền. Chì có Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được duy trì một số tàu chiến loại nhỏ ở đây. Theo Hiệp định Berlin 1878 biển Đen được mở cho giao lưu hàng hải thương thuyền của tất cả các nước với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm hoặc cho phép tàu chiến nước khác qua lại vô hại qua cửa hẹp Bospho và Dardanel Bé. Trong giai đoạn hiện nay, chế độ pháp lý của Biển Đen được khẳng định trong công ước Montreal 1936, theo đó Biển Đen được mở cho giao lưu hàng hải thương thuyền của tất cả các nước với điều kiện hạn chế qua tại vô hại của tàu chiến các nước không có chung Biển Đen.
Đối với biển Bantich, theo "điều mật" của Thỏa thuận năm 1800 giữa Đan Mạch, Na Uy và Nga thì biển Baltic bị tuyên bố là “biển đóng vĩnh viễn", tuy vậy, trong thời bình tất cả các nước có quyền hàng hải thương thuyền. Đến năm 1857 các nước đã kí với nhau thỏa ước về biển Baltic (Thỏa ước Pari), theo đó Đan Mạch buộc phải không được gây cản trở hoặc bắt giữ tàu thuyền các nước dưới bất cứ lý do nào khi các tàu thuyền đó qua lại cửa Gede và Belta, biển Baltic được mở tự do cho mọi tàu thuyền các nước.
Vấn đề biển kín và nửa kín đã được thảo luận tại các hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển. Tại hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về luật biển (1973 - 1982), vấn đề biển kín và nửa kín đã được thảo luận sôi nổi xoay quanh hai nhóm vấn đề: đó là định nghĩa và sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín và nửa kín. Thông qua nhiều cuộc thương lượng, Hội nghị đã đạt được thỏa hiệp về định nghĩa biển kín và nửa kín tại Điều 122 Công ước năm 1982 về luật biển như sau: “đó là một vịnh, một vũng hoặc một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hoặc với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành". Như vậy, định nghĩa này của Công ước năm 1982 về luật biển vừa dựa trên tiêu chuẩn địa lý, vừa kết hợp với tiêu chuẩn pháp lý về lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế để định nghĩa các loại biển đó. Rõ ràng, định nghĩa này rất rộng, người ta có thể đưa vào đó nhiều biển khác nhau, như biển Baltic, Địa Trung Hải, Biển Đen... và cả Biển Đông của các nước Đông Nam Á chúng ta.
Về sự hợp tác giữa các quốc gia ven biển kín và nửa kín, hội nghị đã đạt được thỏa hiệp như sau:
”a. Các quốc gia ven bờ biển kín và nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước năm 1982 về luật biển. Vì mục đích đó, các quốc gia này cố gắng phối hợp trực tiếp hoặc qua trung gian của một tổ chức khu vực thích hợp để quản lý, bảo tổn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật biển.
b. Sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
c. Thực hiện chính sách nghiên cứu khoa học của họ, và nếu có thể thì thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học chung trong khu vực được xem xét.
d. Mời các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế hữu quan hợp tác với họ trong việc thực hiện điều khoản này nếu có thể làm được như vậy”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Biển kín và nửa kín” được thể hiện trong các sách, báo khoa học pháp lý dưới các tên gọi rất khác nhau như có thể được gọi là “Biển nội địa" hay “Biển đóng và nửa đóng”, đặc biệt, trong bản dịch “Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982” của tập thể tác giả Lê Minh Nghĩa, Vũ Phi Hoàng, Viễn Đông và Trần Công Trục đã thống nhất gọi là “biển kín hay nửa kín".
BIỂN MỞ
Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đểu ghi nhận chế độ pháp lý đặc thù của biển cả là chế độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Quyền tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kỳ. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
BIỂN QUỐC TẾ
Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đểu ghi nhận chế độ pháp lý đặc thù của biển cả là chế độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Quyền tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kỳ. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
BIỂN THỦ
Hành vi gian dối biến tài sản cống thành tài sản riêng.
Người biển thủ tài sản là người có quyền hạn, trách nhiệm đối với việc quản lý tài sản bị biển thủ. Hành vi biển thủ là hành vi bị pháp luật cấm vì xâm hại tài sản công, lợi ích công.
Trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta, trước đây có một số văn bản sử dụng thuật ngữ này. Ví dụ tại điều thứ nhất sắc lệnh số 148 ngày 10.8.1946 của Chủ tịch nước quy định: “Những người bị Tòa án quân sự xử phạt tù khổ sai trước ngày ký sắc lệnh này được giảm một phần ba thời hạn trừ ra. Nếu người bị phạt can tội do thám, liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch hay can tội tống tiền, ăn cướp, bắt cóc, ám sát, làm hoặc lưu hành giấy bạc giả và biển thủ công quỹ thì không được hưởng...”.
BIỂN TỰ DO
Vùng biển chung của tất cả các quốc gia, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển). Điều 2 Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả và Điều 87 Công ước luật biển 1982 đểu ghi nhận chế độ pháp lý đặc thù của biển cả là chế độ tự do biển cả. Tự do biển cả bao gồm: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học.
Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Quyền tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "luật quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kỳ. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
Biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Cá nhân hay tổ chức phải chịu biện pháp cưỡng chế khi, theo quy định của pháp luật hay quyết định của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, họ buộc phải thực hiện một hành vi nhất định (buộc phải hành động hay buộc phải chấm dứt hành vi). Thông thường, trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, người phải thực hiện hành vi được dành một thời gian nhất định để thực hiện một cách tự nguyện. Hết thời hạn này, nếu không thực hiện sẽ bị người có thẩm quyền buộc phải thực hiện.
Có nhiều loại cưỡng chế. cưỡng chế nhà nước và cưỡng chế xã hội; cưỡng chế trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự; cường chế trong phạm vi quốc gia, cưỡng chế trong phạm vi quốc tế; cưỡng chế có dùng vũ lực, cưỡng chế không dùng vũ lực.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phải theo những thủ tục, trình tự và điều kiện nhất định đã được quy định hay thỏa thuận trước.
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC
Những biện pháp tập thể được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm loại ra sự đe dọa nền hòa bình, an ninh quốc tế, sự vi phạm nền hòa bình của nhân loại hoặc loại trừ hành vi xâm lược.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xác định thực tại mọi sự đe dọa đối với nền hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với quy định của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm duy trì hoặc khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế. Để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền, trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì hoặc khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế, yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết hoặc nên làm. Những biện pháp tạm thời đó phải không phương hại gì đến các quyền, nguyện vọng hoặc tình trạng của các bên hữu quan. Trong trường hợp các biện pháp tạm thời ấy không được thi hành, thì Hội đồng bảo an phải lưu ý thích đáng đến việc không thi hành những biện pháp tạm thời ấy.
Các biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc có thể là các biện pháp có tính chất phi quân sự hoặc quân sự. Các biện pháp cưỡng chế này chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết để chấm dứt các hành vi trái pháp luật quốc tế của các bên tham gia xung đột, mà xung đột này tiếp diễn có thể tạo ra mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh quốc tế hoặc đang vi phạm nền hòa bình, hoặc đó là hành vi xâm lược.
Theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền quyết định các biện pháp cần được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an, và có thể yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp phi quân sự đó. Các biện pháp phi quân sự này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, thương mại, đóng cửa các đường sắt, đường hàng hải, hàng không, các đường giao thông liên lạc, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện, viễn thông và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước vi phạm. Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy các biện pháp phi quân sự nói trên không đủ mạnh, không thích hợp hoặc đã mất tác dụng, thì Hội đồng bảo an có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quân sự, áp dụng mọi hành động của lực lượng hải quân, lục quân, không quân cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động quân sự này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng thị uy, phong tỏa quân sự và những chiến dịch quân sự do các lực lượng hải quân, lục quân hay không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc có đầy đủ thẩm quyền thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc. Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an và phù hợp với những hiệp ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương diện khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình. Những hiệp định này sẽ ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho đội quân này. Với mục đích bảo đảm cho Liên hợp quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải cảnh báo cho một số phi đội không quân sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp hành động cưỡng chế quốc tế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ do Hội đồng bảo an ấn định theo những hiệp ước đặc biệt nói trên với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự. Kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúp đỡ của ủy ban tham mưu quân sự, Ủy ban này gồm các tham mưu trưởng của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ) hoặc đại diện của các tham mưu trưởng đó. Dưới quyền của Hội đồng bảo an, ủy ban tham mưu quân sự chịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng bảo an.
Điều 49 Hiến chương Liên hợp quốc quy định nghĩa vụ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thi hành những biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc đã được Hội đồng bảo an quyết định. Ngoài ra, Hiến chương Liên hợp quốc còn cho phép Hội đồng bảo an sử dụng, khi cần thiết, các hiệp định hoặc các tổ chức khu vực để thi hành các biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc. Tuy vậy, không một hành động cưỡng chế nào được thi hành theo các hiệp định hoặc tổ chức khu vực nếu không được Hội đồng bảo an cho phép, trừ biện pháp chống bất kỳ quốc gia thù địch theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc hoặc phải áp dụng để chống lại chính sách xâm lược tái diễn của một trong các quốc gia đó.
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Biện pháp thi hành án dùng quyền lực Nhà nước bắt phải thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được Cơ quan thi hành án áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của tòa án. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Chương IV Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
Theo Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự gồm có: khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác; cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.
Tùy từng trường hợp, để thi hành án, chấp hành viên quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp Cần áp dụng ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án. Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bằng văn bản.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự năm 2008 do Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008.
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Biện pháp dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Một số biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong các văn bản pháp luật, thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954, nhưng chỉ là những quy định đơn lẻ về việc áp dụng các biện pháp đó. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, pháp luật tố tụng hình sự đã đề cập các nguyên tắc chung về thủ tục bắt, giam, tha, khám người, khám nhà ờ, khám đổ vật và thư tín của kẻ phạm pháp. Điều 27, Điều 28 Hiến pháp năm 1959 đã quy định về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đổ vật, thư tín của công dân.
Kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự quy định về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Theo đó, các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được chia thành ba nhóm: 1) Nhóm biện pháp ngăn chặn gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, được quy định tại Chương VI của Bộ luật tố tụng hình sự với tên gọi “Những biện pháp ngăn chặn"; 2) Nhóm biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, được quy định tại các Chương XII, XIII Bộ luật tố tụng hình sự; 3) Nhóm biện pháp bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng và các biện pháp áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên tòa, được quy định rải rác tại nhiều chương khác nhau của Bộ luật tố tụng hình sự.
Tùy thuộc vào yêu cầu của việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH
Cách thức được quy định mà chủ thể quản lý (tổ chức, cá nhân có thẩm quyền) sử dụng quyền lực quản lý được giao để tác động lên đối tượng quản lý (tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý) có hành vi vi phạm hành chính, buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện một hành vi nhất định theo ý chí của chủ thể quản lý.
Biện pháp hành chính có đặc trưng mệnh lệnh đơn phương: 1) Quyền lực - phục tùng của cấp trên đối với cấp dưới, của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý; 2) Chỉ có tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính mới được sử dụng biện pháp hành chính. Nội dung của các biện pháp hành chính phải được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các điều lệ, nội quy của cơ quan, tổ chức.
Có biện pháp hành chính công quyền - do các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước thực hiện và biện pháp hành chính ngoài công quyền - do tổ chức, cá nhân trong tổ chức đoàn thể xã hội, đơn vị kinh tế... thực hiện.
Biện pháp hành chính được thực hiện trong mối quan hệ hành chính giữa cấp trên với cấp dưới (trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, trong hệ thống hành chính nội bộ của tổ chức); giữa cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn; giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan nhà nước khác trong lĩnh vực chuyên ngành đó; giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức - đoàn thể xã hội; giữa cơ quan quản lý nhà nước với công dân...
Biện pháp hành chính được bắt đầu bằng việc ban hành các quyết định quản lý, các mệnh lệnh hành chính trong đó thể hiện ý chí của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý hành chính. Tiếp theo là việc đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện. Và cuối cùng, trong trường hợp có vi phạm thì áp dụng các chế tài xử lý. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, có thể áp dụng các chế tài xử lý kỷ luật, chế tài xử lý vi phạm hành chính; chế tài hình sự; chế tài dân sự (nếu có thiệt hại). Việc áp dụng chế tài phải đúng thẩm quyền, theo trình tự, thủ tục đã được quy định.
Biện pháp hành chính khác với một số biện pháp khác như biện pháp kinh tế (dùng các lợi ích kinh tế để tác động, điều chỉnh hành vi); biện pháp giáo dục, thuyết phục... Trong thực tế, để bảo đảm hiệu quả quản lý, chủ thể quản lý thường hay sử dụng đan xen, kết hợp các biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục thuyết phục.
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án được áp dụng gồm có: giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo đảm việc giải quyết vụ án và thi hành án nhanh chóng, đúng đắn; bảo vệ được các quyền lợi của đương sự.
Quyền yêu cầu, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định tại các điều từ Điều 111 đến Điều 142 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thi cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho tòa án đó. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một thẩm phán xem xét, quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Người yêu cầu tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được lập thành văn bản và có hiệu lực thi hành ngay. Tòa án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp. Các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Chánh án tòa án phải xem xét và trả lời trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Biện pháp do tòa án quyết định áp dụng để bảo vệ lợi ích cần thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án.
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có: tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu kiện; cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án hành chính hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án. Sau khi tòa án đã thụ lý vụ án hành chính, đương sự có quyền làm đơn yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án. Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Yêu cầu của đương sự hoặc của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được tòa án xem xét trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu có đủ căn cứ pháp luật và xét thấy cần thiết chấp nhận yêu cầu, thì tòa án ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định, nhưng không quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay dù có khiếu nại hoặc kiến nghị. Các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án hành chính về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị, Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án phải xem xét, trả lời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định; tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
GÓC NHÌN PHÁP LÝ
INFOGRAPHIC & VIDEO MỚI
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH
- Số hiệu: 04/CT-TTg - Ngày ban hành: 17/05/2022
- Số hiệu: 3042/VPCP-KGVX - Ngày ban hành: 17/05/2022
- Số hiệu: 665/CĐ-BYT - Ngày ban hành: 17/05/2022
- Số hiệu: 14/VBHN-BTNMT - Ngày ban hành: 16/05/2022
- Số hiệu: 1202/QĐ-BYT - Ngày ban hành: 16/05/2022